Lô Đất 141m2, Đường Ô tô, Full Đất ở Hoài Đức |từ 406tr
BÁN LÔ ĐẤT ĐỐI DIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀI ĐỨC, HOÀI NHƠN, BÌNH ĐỊNH
Vị trí: Khu phố Lại Khánh, phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định
🍀Đối diện khu đất là trường Tiểu Học số 2 Hoài Đức – Hoài Nhơn. Cách Quốc lộ 1A mới là 1.7km, cách Trung tâm thị xã Hoài Nhơn là Bồng sơn 2.5km.
Phường Hoài Đức nằm ở phía Nam thị xã Hoài Nhơn có tiệm cận như sau:
👉Phía Đông: Giáp xã Hoài Mỹ; Phía Tây: Giáp huyện Hoài Ân;
👉Phía Nam: Giáp huyện Phù Mỹ; Phía Bắc: Giáp phường Bồng Sơn và phường Hoài Xuân với ranh giới là sông Lại Giang.
Phường Hoài Đức có diện tích 63,72km2, dân số năm 2019 là 13.800 người, mật độ dân số đạt 217 người/km2.
VỊ TRÍ:
Đôi Nét về Hoài Đức, Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Lại Khánh và Bình Chương là 2 địa phương được hình thành đầu tiên ở Hoài Đức. Sau đó tiếp tục chia thành 4 làng nữa gồm: Định Bình, Diễn Khánh, Văn Cang và Lại Đức và nay đầy đủ là: Bình Chương, Bình Chương Nam, Diễn Khánh, Định Bình, Định Bình Nam, Văn Cang, Lại Đức, Lại Khánh, Lại Khánh Nam, Lại Khánh Tây.
Những dòng họ chính đến định cư đầu tiên ở vùng đất này là: họ Đặng; họ Hồ; họ Dương và họ Phùng. Hoài Đức có dáng dấp như một làng Việt cổ. Tại hầu hết các làng đều có Đình; Đền Thờ, nhưng trải qua nhiều biến động của lịch sử và chiến tranh nhiều ngôi Đình; Đền; Thờ đã bị tàn phá. Ngày nay, Hoài Đức vẫn còn giữ một vài ngôi đền, tuyên truyền rất linh thiêng, như đền thờ “Bà Chúa Tằm”, Lăng Bà Vú ở chân núi Bích Khê, đèo Phủ Cũ.
Hoài Đức còn có một ngôi miếu cổ, nơi đây vào những năm hạn hán dân làng thường tổ chức làm lễ tế Trời cầu mưa. Trong văn hoá dân gian, nghi lễ cầu mưa là nghi lễ của cư dân trồng lúa nước, được bảo lưu khá lâu đời không chỉ ở nước ta mà cả khu vực Đông Nam Á. Nghi lễ này có lẽ còn sót lại duy nhất ở Hoài Đức. Ngoài ra, Hoài Đức còn có miếu thờ Thần Nông (Thần Nông Nghiệp) nay vẫn còn dấu tích. Đây là nét văn hoá đáng chú ý và cần có kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu kỹ.
Có thể bạn quan tâm: