Định Hướng Phát Triển An Nhơn, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát

 

Mục lục
.

 

THÀNH PHỐ AN NHƠN LÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH

 - Là đô thị dịch vụ công nghiệp, trung tâm kinh tế, du lịch văn hoá lịch sử của tỉnh.

 - Loại đô thị: năm 2025 loại III, năm 2035 loại III.

 - Dân số đô thị: năm 2025 dân số là 91.000 người, năm 2035 dân số là 102.000người.

 - Đất xây dựng đô thị: năm 2025 là 1.640ha, năm 2035 là 2.300ha.

Ranh giới hành chính gồm 15 đơn vị hành chính trong đó: nội thị gồm các phường Nhơn Hoà, Nhơn Thọ, Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, Nhơn Hậu, Bình Định, Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Thành, Nhơn Hưng, các xã Nhơn Hạnh, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Tân.

quy hoạch phát triển toàn diện khu kinh tế nhơn hội

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TP. AN NHƠN

Phát triển thành phố An Nhơn trở thành đô thị dịch vụ - công nghiệp, dựa trên mạng lưới giao thông liên vùng, quốc gia  (QL19).

Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng khống chế các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong nội thị để đảm bảo các yêu cầu về cách ly, vệ sinh môi trường. Phát triển thêm các cụm công nghiệp tại các xã ngoại thị tại các vị trí có điều kiện thuận lợi.

Khu vực đô thị hiện hữu được cải tạo, nâng cấp về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật.

Xây dựng các khu đô thị mới, các khu thương mại, dịch vụ hướng dọc QL1.

Phát triển du lịch văn hoá lịch sử mà hạt nhân là hệ thống di tích thành Đồ Bàn, chùa Thập Tháp, tháp Dương Long, liên kết chặt chẽ với TP. Quy Nhơn và vùng phụ cận.

Di dời các xí nghiệp công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực nội thị ra các cụm công nghiệp tập trung tại khu vực ngoại thị.

Di dời các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực nội thị ra khỏi khu vực xây dựng đô thị tập trung.

Thu hút phát triển tập trung cho đô thị các công trình dịch vụ cấp tỉnh và cấp vùng về đào tạo, ứng dụng công nghệ…các khu dịch vụ đầu mối về thương mại, vận tải, dịch vụ thương mại.

Phát triển dịch vụ mà nhà ở và các dịch vụ công cộng cho dân cư, lao động.

Thu hút các dự án du lịch sinh thái hồ Núi Một, công viên sinh thái dọc sông Côn…

ĐÔ THỊ HOÀI NHƠN ĐÔ THỊ LOẠI III -  ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TỈNH

 - Loại đô thị năm 2025 đô thị loại IV, năm 2035 đô thị loại III.

 - Dân số đô thị năm 2025 là 50.000 người, năm 2035 là 60.000người.

 - Đất xây dựng đô thị năm 2025 là 1.200ha, năm 2035 1.500ha.

Ranh giới hành chính Thị Xã Hoài Nhơn gồm 17 đơn vị hành chính. Nội thị gồm các phường Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Hương, Hoài Xuân, Hoài Đức. Ngoại thị gồm 6 xã: Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Mỹ, Hoài Hải.

Hoài Nhơn là đô thị trung tâm vùng phía Bắc tỉnh Bình Định có vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Bắc tỉnh.

Là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp nhẹ và sản xuất nông lâm ngư nghiệp.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ XÃ HOÀI NHƠN

Xây dựng đô thị Hoài Nhơn là hạt nhân, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện An Lão, Hoài Ân. Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội có quy mô cấp tỉnh như: Bệnh viện đa khoa, trường dân tộc nội trú, trung tâm thương mại, bến xe và một số cụm công nghiệp khai thác nguyên liệu địa phương… và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối.

Phát triển trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với hệ thống đào tạo, chuyển giao công nghệ nông nghiệp mới, cung ứng thiết bị máy móc sản xuất phục vụ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, phát triển công nghệ sau thu hoạch…

Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối cấp vùng cho toàn bộ khu vực phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Bình Định.

Phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng của danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp như Tam Quan, Hà Ra Phú Thứ và các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hoài Nhơn. Tăng cường đa dạng môi trường tự nhiên và tính chất sinh học của vùng phuc vụ phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái. Bảo tồn, duy trì vốn rừng, các khu vực rừng phòng hộ phía Tây và khu vực ven biển.

Phát triển các loại hình nhà ở phù hợp với đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư của mỗi khu vực theo hướng sinh thái.

Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hoá, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch. Tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với dịch vụ du lịch.

ĐÔ THỊ TÂY SƠN ĐÔ THỊ LOẠI IV -  ĐÔ THỊ TRỰC THUỘC TỈNH

 - Loại đô thị năm 2025: đô thị loại IV, năm 2035 đô thị loại IV.

 - Đất xây dựng đô thị năm 2025: 600ha, năm 2035 800ha.

 - Quy mô dân số đô thị 2025: 45.000 người, năm 2035: 50.000 người

Ranh giới hành chính toàn huyện Tây Sơn, gồm 15 đơn vị hành chính. Khu nội thị dự kiến gồm Phú Phong, Tây Giang, Bình Tường, Bình Thành, Tây Phú, Tây Xuân, Bình Hoà, Bình Nghi, khu ngoại thị dự kiến gồm các xã Vĩnh An, Tây Thuận, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Vinh, Tây Bình.

quy hoạch phát triển tây sơn

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TÂY SƠN

Phát triển đô thị Tây Sơn trở thành đô thị công nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hoá, đô thị cửa ngõ phiá Tây của tỉnh.

Xây dựng với các khu công nghiệp tập trung đa ngành, công nghiệp hỗ trợ, hiện đại kết hợp với các khu vực điện tử công nghệ cao. Hình thành các trung tâm tiếp vận hàng hoá, logistic tại các đầu mối giao thông.

Phát triển các trung tâm chuyên ngành như: Trung tâm thương mại đầu mối, trung tâm thương mại vận tải liên vùng, trung tâm đào tạo, y tế…tại các vị trí phù hợp nhằm khai thác hiệu quả các tuyến giao thông đối ngoại, giao thông đô thị.

Phát triển du lịch lấy sản phẩm du lịch văn hoá Tây Sơn làm trọng tâm, khai thác tiềm năng du lịch tại các khu quần thể Bảo tàng Quang Trung, khu du lịch hồ Núi Một, thắng cảnh Hầm Hô. Xây dựng trung tâm thông tin du lịch, trung tâm văn hoá – hội nghị - triển lãm nhằm hỗ trợ, cung cấp dịch vụ và quảng bá sản phẩm du lịch của Bình Định ra ngoài ranh giới tỉnh.

Khai thác cảnh quan ven sông Côn để kết hợp trồng cây sản xuất và tổ chức các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch. Tạo không gian hoạt động đa dạng mới cho đô thị ven sông.

Phát triển nhà ở phù hợp với tiềm năng phát triển đô thị, đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư của mỗi khu vực. Khuyến khích phát triển các loại hình nhà ở công nhân khu công nghiệp, sinh thái, tiết kiệm năng lượng.

Phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề cho nhu cầu lao động của khu vực, đặc biệt là các trung tâm đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao (điện tử, sinh học, nông nghiệp).

Hệ thống mặt nước tự nhiên được cải tạo, tổ chức kết hợp với cây xanh công viên tạo thành các không gian mở, thu hút các hoạt động giao lưu, giải trí.

Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Thu hút phát triển tập trung cho đô thị các công trình dịch vụ cấp tỉnh và cấp vùng về đào tạo, y tế, ứng dụng công nghệ…các khu dịch vụ đầu mối về thương mại, vận tải, dịch vụ khách sạn.

Phát triển dịch vụ nhà ở và các dịch vụ công cộng cho dân cư, lao động. Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hoá, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch.

ĐÔ THỊ CÁT TIẾN - ĐÔ THỊ LOẠI IV

 - Loại đô thị năm 2025: đô thị loại V, năm 2035: đô thị loại IV.

 - Dân số đô thị năm 2025: 58.000người, năm 2035: 65.000người.

 - Đất xây dựng đô thị năm 2025: 2.993h, năm 2035: 4.530ha.

 - Ranh giới hành chính: xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CÁT TIẾN

Xây dựng đô thị Cát Tiến gắn với du lịch, dịch vụ du lịch, cảnh quan ven biển, đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng cao KKT Nhơn Hội.

Phát triển hệ thống công trình công cộng, trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ du lịch…liên kết, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của 02 trung tâm kinh tế là: KKT Nhơn Hội và TP. Quy Nhơn.

Xây dựng đô thị hài hoà với đặc điểm địa hình tự nhiên. Trong giai đoạn đầu cần tập trung các dự án khai thác, phục vụ, dịch vụ du lịch ven biển, cần có các quỹ đất phù hợp để thu hút các dự án du lịch ở đẳng cấp cao.

Phát triển các loại hình nhà ở phù hợp với đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư vùng biển. Không gian xanh đệm giữa các khu chức năng được khai thác phục vụ các mục đích vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch.

Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hoá, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch.

BẢO TỒN DI SẢN, CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC CÓ GIÁ TRỊ, KHU DANH LAM THẮNG CẢNH, KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ TRONG VÙNG.

KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN AN TOÀN, HUYỆN AN LÃO, XÃ VĨNH SƠN, HUYỆN VĨNH THẠNH

Thực hiện quản lý, bảo tồn và phát huy khu dự trữ thiên nhiên với mục đích tối ưu là bảo tồn tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài quý hiếm và các loài sinh vật có giá trịn kinh tế cao.

Duy trì, bảo vệ rừng đầu nguồn xung yếu sông Côn và những lưu vực kế cận. Tăng cường hệ thống chính sách hỗ trợ cho các công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, phục hồi các vùng, hệ sinh thái bị suy thoái, nâng cao lợi ích mà đa dạng sinh thái đem lại.

Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ thiên nhiên nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và đem lại lợi ích cho kinh tế cho người dân, thu hút sự tham gia rộng rãi của các ngành vào công tác bảo tồn, xây dựng phương án ổn định cuộc sống cho người dân trong khu vực bảo tồn hoặc có những giải pháp tái định cư nếu cần thiết.

KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN NÚI BÀ.

Nằm trên địa bàn xã Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Hưng của huyện Phù Cát.

Xây dựng các quy định về thể chế kiểm xoát các hoạt động phát triển không phù hợp với mục tiêu bảo tồn. Định hướng khuyến khích các hoạt động khoa học và giáo dục nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho người dân và tăng cường sự tham gia bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cộng đồng.

Định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư và kế hoạch quản lý các khu bảo vệ cảnh quan bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù, có giá trị thẩm mỹ cao, sinh cảnh đa dạng nhằm bảo vệ kết hợp phát triển du lịch. Khi quy hoạch chi tiết khu bảo tồn cần xây dựng các phương án ổn định cuộc sống của người dân sinh sống trong khu vực, tăng cường vai trò cộng đồng và chia sẻ lợi ích.

KHU VƯỜN CAM NGUYỄN HUỆ

Nằm trên địa bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, thực hiện quản lý, bảo tồn di tích lịch sử gắn với bảo vệ cảnh quan đối với Vườn Cam Nguyễn Huệ.

KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN QUY HOÀ – GHỀNH RÁNG

Nằm trên địa bàn phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn.

Thực hiện quản lý, duy trì không gian xanh quan trọng nằm phía Đông Nam TP. Quy Nhơn với rất nhiều giá trị cảnh quan, thẩm mỹ, đa dạng sinh thái…Định hướng khuyến khích lồng ghép nhiệm vụ quản lý khu bảo vệ cảnh quan với tham quan du lịch, các hoạt động khoa học giáo dục nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho địa phương.

Khu bảo tồn loài sinh cảnh biển Nam TP. Quy Nhơn, cấp tỉnh trong vùng biển thuộc xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng, vùng nước thuộc Cù Lao Xanh: Thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển rạn san hô, các loài đặc hữu các loài quý hiếm. Định hướng xây dựng cơ chế quản lý khu bảo tồn giữa việc bảo vệ, phát triển rạn san hô với dịch vụ du lịch biển đảo dựa trên tài nguyên rạn san hô sẵn có. Xây dựng kế hoạch phục hồi hệ sinh thái biển và quản lý tài nguyên biển. Mặc khác, quản lý nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế cao gắn với việc phát triển kinh tế cộng đồng.

KHU VỰC ĐẦM THỊ NẠI

Thuộc địa bàn Nhơn Bình, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng và xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn; xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà, Phước Thắng, huyện Tuy Phước và Cát Chánh, huyện Phù Cát.

Định hướng quy hoạch đầm Thị Nại thành các khu chức năng đa dạng, trồng rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản, khu bảo vệ Cồn Chim, khu vực nuôi động vật thân mềm…Xây dựng các chiến lược có sự lồng ghép chương trình kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đầm vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm mục tiêu đề xuất các phương án bền vững. Chú trọng đến việc phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn của khu bảo tồn, nâng cao lợi ích mà đa dạng sinh thái đem lại. Định hướng quy hoạch các khu vực dân cư ven đầm gắn với mục tiêu cân bằng giữa khai thác và bảo tồn vừa tạo điều kiện an sinh vừa góp phần bảo vệ hệ sinh thái.

bảo tồn phát triển cảnh quan đầm thị nại

CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

ĐƯỜNG BỘ:

Tuyến cao tốc Bắc – Nam, tuyến Quy Nhơn – Pleiku, đường tuần tra ven biển.

Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ kết nối trong vùng tạo thành mạng lưới liên hoàn và đầu nối với hệ thống đường cao tốc quốc gia góp phần nâng cao năng lực vận tải của mạng lưới đường bộ.

Nâng cấp, cải tạo các tuyến QL1, QL1D, QL19, QL19B, QL19C đạt cấp tiêu chuẩn đường cấp I, II, III quy mô 4-6 làn xe.

Nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V – cấp III tuỳ theo cầu từng đoạn.

Xây dựng mới các đường tỉnh: đường Phú Phong – Bồng Sơn, đường Phú Phong – Vĩnh Thạnh, đường An Lão – Bồng Sơn, đường Phù Mỹ - Vĩnh Thạnh, đường Hoài Ân – Vĩnh Thạnh, đường Hoài Nhơn – Gia Lai, đường Tây Sơn – Vĩnh Thạnh – An Lão.

Đường bộ ven biển: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010. Toàn tuyến đảm bảo tối thiểu đạt cấp III.

Giao thông đô thị và nông thôn: xây dựng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành và theo quy hoạch đô thị, đảm bảo tính kết nối, liên hoàn giữa hệ thống giao thông đô thị với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, quốc gia.

Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong vùng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đạt 100% giao thông loại A trở lên, kết nối liên thông với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đáp ứng nhu cầu về vận tải và phát triển hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

ĐƯỜNG SẮT

Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện có, nâng cấp ga Diêu Trì thành ga tổng hợp Quy Nhơn, xây mới 02 ga logistic tại Phước Lộc và Canh Vinh. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước triển khai xây dựng mới tuyến đường sắc tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua Bình Định.

ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Nâng cấp mở rộng cảng hàng không Phù Cát theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không định hướng đến năm 2030.

ĐƯỜNG THUỶ

Cảng: Thực hiện theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030. Xây dựng mới cảng Nhơn Hội là cảng chuyên dùng, phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn. Nâng cấp bến Tam Quan (đô thị Hoài Nhơn), Đề Gi (huyện Phù Cát) phục vụ hậu cần dịch vụ nghề cá và neo đậu tàu thuyền.

Đường thuỷ nội địa: Nâng cấp cải tạo các luồng tuyến đường thuỷ chính đạt cấp kỹ thuật theo quy định như tuyến Đề Gi – Tam Quan, tuyến Đề Gi – Quy Nhơn, tuyến Tam Quan – Quy Nhơn…

HỆ THỐNG NƯỚC THẢI QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGHĨA TRANG

TP. Quy Nhơn: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng, sử dụng 2 trạm xử lý hiện có: 01 trạm công suất 28.000m3/ngày, quy mô 12,0 ha và 01 trạm công suất 4.300m3/ngày, quy mô 5ha.

Khu kinh tế Nhơn Hội, đô thị Cát Tiến: sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Xây dựng 01 trạm xử lý Nhơn Hội, công suất: 10.000m3/ngày, quy mô 7ha và 01 trạm xử lý tại Cát Tiến, công suất: 7.000m3/ngày, quy mô 5,0ha.

TP. An Nhơn và đô thị Hoài Nhơn: sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Xây dựng trạm xử lý nước thải cho từng đô thị công suất  từ 3.000 – 15.000m3/ngày, quy mô khoảng 5-10ha/trạm xử lý.

Các đô thị khác: Lựa chọn hình thức xử lý nước thải bằng các hồ sinh học. Dự kiến xây dựng từ 1 đến 2 trạm xử lý cho mỗi đô thị công suất khoảng 1.000 – 6.000m3/ngày, quy mô từ 1-3ha/trạm xử lý.

KHU KINH TẾ NHƠN HỘI 14.308HA - NHƠN HỘI NEW CITY

Nước thải công nghiệp được xử lý riêng theo từng khu, cụm công nghiệp.

Quản lý chất thải rắn: Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt, du lịch phát sinh đến năm 2025 khoảng 1.350 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 1.850 tấn/ngày. Chất thải rắn y tế đến năm 2025 khoảng 8,0 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 11,0 tấn/ngày. Chất thải rắn công ngiệp đến năm 2025 khoảng 670 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 1.300 tấn/ngày.

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, y tế và công nghiệp đạt 95% - 100%.

Xây dựng 3 khu xử lý chất thải rắn cấp vùng: 01 khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, TP. Quy Nhơn công suất: 8.000 tấn/ngày, quy mô khoảng 61 ha. 01 khu xử lý chất thải rắn xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, công suất: 1.500 tấn/ngày, quy mô khoảng 30 – 70 ha. Khu xử lý chất thải rắn đô thị Hoài Nhơn, công suất: 200 tấn/ngày, quy mô khoảng 15-20ha.

 

Mục lục

 

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm:

định hướng phát triển an nhơn hoài nhơn tây sơn phù cát

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

0985 880 667