Hình thức kiến trúc hướng đến TP. Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
Định Hướng Kiến Trúc, Không Gian Cảnh Quan Hoài Nhơn
Hình thức kiến trúc Hoài Nhơn: Kiến trúc công trình cần thể hiện phong cách hiện đại phù hợp đặc điểm khí hậu và cảnh quan khu vực. Các yếu tố kiến trúc phù hợp đặc điểm khí hậu và cảnh quan khu vực.
Các yếu tố kiến trúc truyền thống dân tộc và khu vực cần được kết hợp có chọn lọc, mang tính đặc trưng riêng của đô thị. Xây dựng bản sắc đô thị Hoài Nhơn hướng đến thành phố trong tương lai không chỉ hấp dẫn du lịch với cảnh thiên nhiên phong phú, mang đậm dấu ấn lịch sử, bản sắc văn hoá mà còn hấp dẫn từ con người Hoài Nhơn “Yêu quê hương, đất nước, sáng tạo, cần cù trung thực, nhân ái, nghĩa tình”.
Không gian trung tâm Hoài Nhơn:
Trung tâm Bồng Sơn gồm (phường Bồng Sơn, Hoài Xuân, Hoài Tân, Hoài Đức): Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, thương mại dịch vụ kết hợp với du lịch của đô thị Hoài Nhơn.
Trung tâm Hoài Thanh Tây: Là trung tâm Văn hoá lịch sử kết hợp với du lịch văn hoá và khu ở mới.
Trung tâm Tam Quan gồm (Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo): Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng biển, neo đậu tàu thuyền, dịch vụ du lịch…
Trung tâm Hoài Hương: Là trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch và khu ở mới.
Vùng đô thị hiện hữu: Khu vực trung tâm hiện hữu của các phường Bồng Sơn, Hoài Tân, Hoài Xuân, Hoài Đức, phường Tam Quan Bắc, Tam Quan, Tam Quan Nam, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Thanh với các công trình di tích lịch sử, cách mạng, văn hoá, tín ngưỡng. Định hướng cải tạo, bảo tồn, chỉnh trang mỹ quan đô thị, tăng cường các tiện ích công cộng đồng thời kết hợp với các hoạt động du lịch để nâng cao giá trị và bản sắc lịch sử văn hoá, chất lượng sống cho đô thị.
Vùng phát triển đô thị mới: Khu vực phát triển đô thị mới dọc sông Lại Giang thuộc các phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Xuân; Khu vực phát triển đô thị mới dọc Quốc lộ 1A thuộc các phường: Hoài Đức, Hoài Tân, Thoài Thanh Tây, Tam Quan, Tam Quan Bắc; Khu vực phát triển đô thị mới dọc Sông Cạn; Khu vực dịch vụ, dân cư dọc biển; Các khu đô thị mới dọc đường kết nối ĐT 638 – QL1A – ĐT 639.
Kiến trúc không gian hướng đến TP. Hoài Nhơn
Kiến trúc khu vực dọc biển: Khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình hỗn hợp giáp biển mang tính chất phục vụ du lịch. Khoảng cách giữa các công trình cần đảm bảo sự thông thoáng và kết nối của không gian biển và không gian đô thị. Các công trình ven biển cần có hình thức kiến trúc linh hoạt, độc đáo phù hợp với khí hậu ven biển.
Kiến trúc trên trục đường dọc sông suối, bàu: Hành lang cây xanh dọc theo các sông suối hiện hữu kiến tạo hành lang cây xanh cảnh quan bảo vệ hành lang thoát nước, hạn chế tác động của lũ lụt, thiết kế các tiện ích đô thị như ghế ngồi, nhà vệ sinh công cộng, các vật thể trang trí đô thị, không gian vui chơi cho trẻ em…phục vụ nhu cầu của người dân đô thị và du khách. Ưu tiên xây dựng các kiot có diện tích nhỏ di động phục vụ người dân và du khách, xây dựng công trình vệ sinh công cộng ngầm hoặc bán ngầm.
Kiến trúc trên các trục đường chính: Đường Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Văn Linh, 3 tháng 2, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp, Bà Triệu ưu tiên xây dựng các công trình kiến trúc cao tầng, kiến trúc hiện đại, kết hợp thương mại, dịch vụ; Các trục đường mới: Đường kết nối ĐT 638 – QL1A – ĐT 639, đường Lê Duẩn: Xây dựng các công trình kiến trúc hiện đại tại các khu vực gần nút giao thông tạo điểm nhấn cho các không gian đô thị mới.
Kiến trúc trên các trục đường chính tại các khu vực hiện hữu khác: Công trình kiến trúc có kiến trúc hiện đại, kết hợp thương mại, dịch vụ, du lịch; Các khu vực Quảng trường, công viên lớn xây dựng các tượng đài, biểu tượng nhà vệ sinh công cộng ngầm hoặc bán ngầm.
Có thể bạn quan tâm: