Quy Định Mới về Tách - Hợp Thửa của tỉnh Bình Định

quy định của tỉnh bình định về diện tích tách thửa

QUY ĐỊNH VỀ DIỆN TÍCH HỢP TÁCH THỬA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Theo đó, đất ở tại đô thị sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 40m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 3m; đất ở tại nông thôn phải đảm bảo diện tích tối thiểu 50m2, kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 4m.

Đối tượng được áp dụng là các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai; Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính về tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật; Người sử dụng đất và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến việc sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Theo quy định, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm nguyên tắc, điều kiện quy định của luật Đất đai (tại Điều 146 và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 220 Luật Đất đai số 31/2024/QH15). Ngoài ra, việc tách thửa đất, hợp thửa đất còn phải bảo đảm các điều kiện như:

- Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa đất không nhỏ hơn diện tích, kích thước tổi thiếu theo quy định và không tính diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng;

- Thửa đất không có thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất hoặc không thuộc danh mục thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thửa đất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu (đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết) hoặc quy hoạch chung (đối với khu vực không yêu cầu lập quy hoạch phân khu), quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với trường hợp tách thửa đất ở trong trường hợp được giao đất tái định cư chỉ thực hiện sau khi có quyết định điều chỉnh quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thửa đất không nằm trong khu vực bảo tồn, khu vực di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật…

UBND tỉnh cũng quy định về diện tích, kích thước tối thiểu sau khi được tách thửa.

Theo đó, thửa đất ở tại đô thị sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 40m², kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiêu sâu) thửa đất tối thiểu 03m; Đất ở tại nông thôn sau khi được tách thửa phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 50m², kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 04m.

Đối với tách thửa đất nông nghiệp còn lại sau khi đã được xác định diện Luật Đất đai (là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở) thực hiện đồng thời với việc xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở; Diện tích, kích thước thửa đất tách thửa chuyển mục đích sử dụng sang đất ở phải đảm bảo theo quy định kích thước tối thiểu trên.

Đối với đất phi nông nghiệp, diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê) là 100m², kích thuớc chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài từ 05m trở lên; Diện tích tối thiểu tách thửa đối với các dự án đầu tư thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn quy định diện tích, kích thước tối thiểu sau khi được tách thửa đối đối với đất nông nghiệp như:

- Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối là 500m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05m trở lên;

- Đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản là 1.000m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 10m trở lên;

- Đất rừng sản xuất là 5.000m2, kích thước chiều rộng và chiều dài từ 50m trở lên;

- Đối với đất chăn nuôi tập trung, người sử dụng đất được tách thửa theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đất nông nghiệp khác, người đang sử dụng đất có nguồn gốc đất không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê là 500m2, kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05m trở lên…

Quy Định về Hợp Thửa của tỉnh Bình Định

Đối việc hợp thửa đất, quy định này cũng nêu rõ ngoài các quy định chung, các thửa đất hợp thửa phải liền kề nhau, trường hợp thửa đất có vị trí tiếp giáp từ hai mặt đường trở lên, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tách thửa thành các thửa đất mới mà mặt tiền mỗi thửa đất đã tách tiếp giáp với đường giao thông có giá đất khác nhau và đã được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, nộp tiền sử dụng đất, thuế trước bạ đất;

Nay đề nghị hợp thửa đất thì phải tính thu khoản chênh lệch tiền sử dụng đất, thuế trước bạ đất theo giá đất có vị trí mặt tiền cao nhất (trừ trường hợp thửa đất đã chuyển quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất khác).

UBND tỉnh cũng giao Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh… cùng Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định này.

quy định của tỉnh bình định về tách thửa

quy định mới của tỉnh bình định về diện tích tách thửa

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm:

quy định mới về tách thửa, quy định tỉnh bình định mới về tách thửa

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

0985 880 667